Tối ngày 6/10, tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc 2023 được thực hiện bởi Tổng đạo diễn Trần Trung cùng ekip Viettimes Media đã chính thức khai mạc với chủ đề “ Về miền non nước”.
Cao Bằng được coi là chiếc nôi văn hóa của khu vực phía Bắc Việt Nam, nơi đây hội thụ nhiều nhóm ngôn ngữ- tộc người khác nhau như: Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô,… tạo nên không gian văn hóa đậm đà bản sắc, vừa đa dạng nhưng lại vô cùng hài hòa và thống nhất.
Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc được tổ chức từ năm 2017, trở thành lễ hội thường niên hằng năm nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất, con người Cao Bằng, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá danh thắng quốc gia thác Bản Giốc đã được công nhận bởi UNESCO đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đây cũng là cầu nối gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng miền, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Trùng Khánh nói riêng. Đồng thời, cổ vũ, khuyến khích các hoạt động phong trào, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, bảo đảm an ninh – quốc phòng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới.
Hình ảnh tại sự kiện
Đến với Khai mạc Lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2023, Đại biểu khách mời TW, tỉnh bạn và quốc tế tham dự có: Trung tướng Đỗ Quang Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội; Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Thiếu tướng Hoàng Văn Hữu, Phó Tư lệnh Quân khu 1; Trần Quý Thái, Chủ tịch Quỹ phát triển du lịch- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Hà Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn; Dương Kiến Lượng, Phó Bí thư Huyện ủy Đại Tân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Về phía tỉnh có các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Nông Thanh Tùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Tô Vũ Lập, Ủy viên BTV, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; Bế Thanh Tịnh, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nông Thị Hà, Ủy viên BTV, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; Vũ Hồng Quang, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Giám đốc Công An tỉnh; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bế Minh Đức, Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Hình ảnh tại sự kiện
Năm nay, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2023 được nâng cấp và tổ chức với quy mô cấp tỉnh, bao gồm nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, nổi bật, mang ý nghĩa lịch sử – văn hóa sâu sắc. Một đại sân khấu thực cảnh đầu tiên kết hợp những công nghệ, thiết bị hiện đại đã được dàn dựng công phu, đầy tâm huyết đưa khán giả đến với non nước hùng vĩ, đồng ruộng làng mạc cùng núi non trùng điệp hòa vào cảnh sắc tại thác Bản Giốc.
Hình ảnh tại sự kiện
Là tổng đạo diễn của chương trình, đối với đạo diễn Trần Trung, đất nước Việt Nam có truyền thống và nền tảng văn hóa theo bề dầy lịch sử, đặc biệt là Cao Bằng- một tỉnh thuộc phía Đông Bắc với sự phong phú, đa dạng của nhiều dân tộc anh em hội tụ đó thực sự là một kho tàng cần được khai thác, truyền bá nhiều hơn. Được mệnh danh là “ bậc thầy phù thủy của các sự kiện lễ hội”, anh luôn tâm huyết, mong muốn đưa những yếu tố văn hóa, những câu chuyện của từng vùng miền trên đất nước trở thành một chất liệu, thổi hồn vào những hình ảnh, âm thanh thông qua các sự kiện như một cách kết nối mọi khán giả, người dân.
Để thực hiện một sự kiện có quy mô tầm cỡ như vậy, tổng đạo diễn Trần Trung cùng ê- kip thực hiện chương trình đã cùng làm việc, lên ý tưởng nhằm mang tới một góc nhìn mới về văn hóa Cao Bằng tới du khách. Ngoài những hình ảnh văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây, đạo diễn đã khai thác những câu chuyện như huyền tích Thạch Sanh, truyền thuyết thác Bản Giốc, cách thể hiện các làng nghề truyền thống như nghề rèn Phúc Sen bằng các hoạt cảnh, màn múa bóng đầy ấn tượng tái hiện nàng Trăng trong lễ hội nàng Hai, hình ảnh chùa Phật Tích Trúc Lâm… một cách hài hòa, đặc sắc.
Hình ảnh tại sự kiện
Trong đó “Huyền tích Thạch Sanh” và “Chuyện tình Bản Giốc” là hai sáng tác được chính đạo diễn Trần Trung tìm hiểu và sáng tác dành tặng riêng cho tỉnh Cao Bằng trong chương trình nghệ thuật Khai mạc lễ hội du lịch thác Bản Giốc 2023. “Chuyện tình Bản Giốc” được ví như một bản hòa nhạc giữa núi rừng, thiên nhiên Cao Bằng hùng vĩ, thơ mộng. Trong khi đó, thông qua “Huyền tích Thạch Sanh”, đạo diễn Trần Trung mong muốn truyền tải những giá trị lịch sử truyền thống, tái hiện hình ảnh nhân vật anh hùng được người dân Cao Bằng lưu truyền nhằm tôn vinh, giáo dục thế hệ trẻ nhớ về giá trị, tinh thần quý báo của dân tộc.
Hình ảnh tổng duyệt tại sự kiện
Trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng, ê- kip tổ chức chương trình gặp không ít khó khăn về địa hình, thời tiết cùng các yếu tố khách quan khác bên cạnh đó sự kì vọng và tin tưởng từ tỉnh ủy và người dân Cao Bằng vào sự thành công của lễ hội năm nay. Tổng thời gian triển khai và thực hiện chương trình diễn ra trong chưa đầy một tuần, việc thi công sân khấu trên mặt nước không phải điều dễ dàng kể cả khi có các công nghệ, thiết bị hiện đại tuy nhiên việc vận chuyển tới địa hình như Cao Bằng cũng là một điều không dễ dàng. Bên cạnh đó, việc dàn dựng sân khấu làm nổi bật dòng thác Bản Giốc, đảm bảo những màn trình diễn hoành tráng, mãn nhãn cùng những khó khăn khi cần kề ngày diễn ra sự kiện, nước lũ từ đầu nguồn làm nước dâng cao rất nhiều so với dự tính ban đầu đặt ra những thách thức đối với toàn bộ ekip phải phản ứng kịp thời, tính toán những phương án chính xác và thực hiện đúng tiến độ công việc.