Sự kiện là một lĩnh vực luôn đòi hỏi phải có nhiều ý tưởng sáng tạo, vì vậy tư duy ngược mặc nhiên trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu cho các agency trong khâu lên ý tưởng và tổ chức chương trình. Tuy nhiên, nhiều agency đưa tư duy ngược vào phương châm hoạt động của mình nhưng chưa thực sự hiểu rõ hoặc vận dụng tốt khái niệm này, do đó Viettimes thông qua bài viết mong muốn quý khách hàng hiểu rõ hơn tư duy ngược là gì và cách vận dụng nó.
1. Brainstorming
Họp ý tưởng đối với một số staff mới vào nghề thực sự trở thành “ác mộng” khi ý tưởng mình đưa ra liên tục đi vào lối mòn cũ, nếu bỏ qua việc thiếu kinh nghiệm mà dùng lối tư duy ngược kết hợp với biểu đồ mindmap thì đôi khi sẽ làm buổi brainstorming thành công ngoài mong đợi, khi đã có ý tưởng tốt thì việc “trau chuốt” để nó trở nên hợp lý không còn khó nữa và brainstorming tự nhiên sẽ trở thành buổi giao lưu trao đổi góp ý cực kỳ nhẹ nhàng và lý thú.
2. Tăng năng suất làm việc
Thông thường mọi người đều nghĩ rằng làm nhiều việc trong thời gian ngắn sẽ gia tăng năng suất làm việc hơn, tuy nhiên còn có một cách cực kỳ đơn giản nữa để tăng năng suất làm việc, đó chính là đặt câu hỏi về “những yếu tố gây mất tập trung khi làm việc”, sau khi tìm ra lý do và loại bỏ nó thì công việc đạt hiệu quả hơn đồng thời năng lượng làm việc tích cực hơn là điều dễ thấy.
3. Giảm thiểu rủi ro
Câu hỏi thường đặt ra cho một sự kiện đó chính là “làm thế nào giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho sự kiện?”, câu trả lời chính là lên kế hoạch cho tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong sự kiện và đề ra các phương pháp xử lý, tuy nhiên, có một cách tư duy khác, đó chính là “làm thế nào để không xảy ra rủi ro khi tổ chức sự kiện?”, trước khi làm giảm rủi ro, hãy tìm cách làm sao để rủi ro đó không xảy ra đã.
4. Sắp xếp và dọn dẹp.
Ai đã dấn thân vô ngành tổ chức sự kiện mới biết, một sự kiện được tổ chức phải chuẩn bị hàng tỉ tỉ vật dụng thiết bị, nên việc sắp xếp và dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp, dễ tìm kiếm thực sự vô cùng cần thiết và tránh lãng phí. Thế nhưng không phải ai cũng biết việc vận dụng lối tư duy ngược vào công cuộc sắp xếp và dọn dẹp cho một sự kiện sẽ đem lại kết quả bất ngờ.
Lời cuối
Tư duy ngược chính là cách để giải quyết vấn đề một cách logic và thông minh, không chỉ có thể được ứng dụng trong tổ chức sự kiện mà nó có thể ứng dụng trong cuộc sống hoặc bất cứ lĩnh vực nào để đem lại thành công hơn mong đợi.